2024年12月22日, 週日

Tại sao dinh dưỡng thuần chay là giải pháp tốt nhất cho việc ngăn chặn sự thất thoát về đa dạng sinh học

Bài tường thuật này được in lại với sự cho phép của Hội Bảo Tồn Thế Giới. Để đọc bản chính với phần tham khảo, xin đọc “Maintaining a Climate of Life” (Duy Trì Khí Hậu về Đời Sống)

www.worldpreservationfoundation.org.

Đa Dạng Sinh Học trong Hệ Thống Sinh Thái Địa Cầu: Đời Sống trên Địa Cầu như Điều Chúng Ta Biết

Tình trạng sức khỏe hiện thời của sinh quyển

Các nhà nghiên cứu Liên Hiệp Quốc đã cho biết là bất kỳ sự gián đoạn nào trong sự toàn vẹn về môi sinh do đa dạng sinh thái và hệ sinh thái quân bình cung cấp sẽ đe dọa nhân loại bằng nguồn cung cấp nước bị suy giảm, giá cả thực phẩm gia tăng và khả năng gia tăng của chiến tranh. Tuy nhiên, đa dạng sinh học lại tiếp tục bị thất thoát 1.000 lần nhanh hơn tỷ lệ tuyệt chủng của hồ sơ hóa thạch 600m-năm, với nhiều khoa học gia cảnh báo rằng tình hình nghiêm trọng như biến đổi khí hậu và cho thấy là Địa Cầu có thể trải qua sự tuyệt chủng vĩ đại lần thứ sáu trong lịch sử. Có lẽ càng lo lắng hơn là Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về bản báo cáo Triển Vọng Đa Dạng Sinh Học Toàn Cầu 3 của Đa Dạng Sinh Học cho biết là sự mất mác về hệ thống thiên nhiên giữ vững đời sống và môi trường sống có thể đạt đến điểm không thể nào đảo ngược, gây ra việc tiến đến “điểm giới hạn” vượt qua đó hệ thống sinh thái liên hệ trong sự điều hòa khí hậu và chuỗi thực phẩm có thể bị hư hại hay bị mất đi vĩnh viển.

“Chúng ta hãy công nhận rằng đa dạng sinh học là đời sống-đời sống chúng ta. Chúng ta hãy hành động ngay bây giờ để bảo tồn nó, trước khi quá trễ.” – Ban Ki-Moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, năm 2010

Với nạn phá rừng, ô nhiễm và khai thác quá mức làm nguy hại khả năng sản xuất của các môi trường dễ bị tổn thương nhất ở Địa Cầu, như là hồ, rạng san hô và rừng nhiệt đới Amazon, Tiến Sĩ Ahmed Djoghlaf, Thư Ký Điều Hành Hội Nghị LHQ về Đa Dạng Sinh Học (CBD) tuyên bố:

“Chúng ta đang đạt đến điểm giới hạn nơi sự hư hại không thể nào đảo ngược đối với địa cầu sẽ được thực hiện trừ phi chúng ta hành động một cách khẩn cấp.”

Bản báo cáo UNCBD thêm vào các dữ kiện từ Liên Hiệp Quốc Tế về Sự Bảo Tồn Thiên Nhiên (UCN) cho thấy là 21 phần trăm tất cả loài vật có vú, 30 phần trăm loài động vật lưỡng cư và 35 phần trăm loài động vật không sương sống đều bị đe dọa bởi nạn tuyệt chủng, với thời hiện tại là thời đầu tiên kể từ thời đại khủng long mà cây cỏ và động vật bị đưa đến tình trạng diệt chủng nhanh hơn loài mới có thể tiến hóa. Tiến Sĩ Djoghlaf ghi chú là nhiều quốc gia đã thất bại trong việc giữ lời cam kết để giảm thiểu tỷ lệ về thất thoát đa dạng sinh học và cảnh báo:

“Tầm mức nguy hại [đối với hệ sinh thái] to lớn hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.”

Đặt giá cho điều vô giá: hệ quả kinh tế của sự thất thoát về đa dạng sinh học

Tạp Chí Phê Bình Kinh Tế của Hệ Sinh Thái và Đa Dạng Sinh Học (TEEB) năm 2008, còn được xem là ‘Đánh Giá Nghiêm Túc’ về Đa Dạng Sinh Học, đã xem xét các ý nghĩ liên hệ đến sự thất thoát đa dạng sinh học và sự suy giảm hệ sinh thái. TEEB là sáng kiến quốc tế do Chương Trình Môi Sinh LHQ (UNEP) tổ chức. Bản phê bình cho thấy là môi trường càng mong manh chừng nào thì sẽ có nguy cơ mất mác sinh mạng loài người cùng khả năng và ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế toàn cầu, khẳng định là giá trị thị trường toàn cầu của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước trong giai đoạn thời gian nào đó, hay Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP), có thể giảm bảy phần trăm vào năm 2050 nếu mức độ đa dạng sinh học và hệ sinh thái không được bảo vệ, và rằng nhân loại đang gây ra sự hư hại cho hệ sinh thái trên cạn tổng cộng 40 tỷ Bản Anh hằng năm; phí tổn về sự mất mác các loài thì được cho là không thể xác định được.

Phúc trình TEEB gần đây nhất, được phát hành trước hội nghị thượng đỉnh CBD ở Nhật Bản tháng Mười năm 2010, xem xét tỷ lệ giữa phí tổn về việc bảo tồn đa dạng sinh học và phí tổn về lợi ích của chúng. Trong phần phỏng vấn, trưởng toán báo cáo TEEB kinh tế gia Pavan Sukhdev cho biết:

“Các cuộc nghiên cứu của chúng tôi đều đã tìm thấy các tầm về 1:10, 1:25, 1:60 và 1 đối với gần 100; tất cả chúng đều là tỷ lệ to lớn.” Ông còn thúc giục cộng đồng thế giới nói về “[sự thất bại của mình] để công nhận phạm vi mà chúng ta lệ thuộc vào hệ sinh thái thiên nhiên, và không những về hàng hóa và dịch vụ thôi, mà còn về sự ổn định của môi trường trong đó chúng ta tồn tại nữa.”

LHQ: “Ngành chăn nuôi – người chơi dẫn đầu trong sự suy giảm của đa dạng sinh học”

Báo cáo LHQ trình bày đại cương chiếc bóng dài về sự thất thoát đa dạng sinh học, khí thải nhà kiếng tạo biến đổi khí hậu, sự suy thoái của đất đai và hơn nữa

Trong báo cáo Chiếc Bóng Dài Ngành Chăn Nuôi của Tổ Chức Lương Nông (FAO) LHQ năm 2006, nhóm chăn nuôi bên trong FAO khẳng định là việc tiêu thụ sản phẩm động vật đang đe doạ trầm trọng sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái ở Địa Cầu.

“Ngành chăn nuôi hiện giờ chiếm khoảng 20 phần trăm tổng sinh khối động vật trên cạn, và 30 phần trăm đất đai trên mặt địa cầu mà họ hiện giờ chiếm trước nơi từng một thời là môi trường sống cho loài hoang dã. Thật vậy, lãnh vực chăn nuôi có thể đúng thật là người chơi dẫn đầu trong sự suy giảm của đa dạng sinh học, vì nó là nguyên nhân chính của việc phá rừng, cũng như là một trong các nguyên nhân hàng đầu của đất đai suy thoái, nạn ô nhiễm, biến đổi khí hậu, đánh cá quá mức, nạn trầm tích ở các vùng duyên hải và tạo thuận tiện cho sự xâm nhập của loài ngoại lai.”

Trong phần mô tả chung của bản báo cáo, FAO cho biết là 80 phần trăm tăng trưởng được ước lượng trong lãnh vực chăn nuôi đến từ hệ thống sản xuất kỹ nghệ, tạo cho ngành chăn nuôi cạnh tranh trực tiếp với loài người về đất đai, nước và các tài nguyên khan hiếm khác, với lãnh vực này cho đến nay là người sử dụng đất gây ô nhiễm lớn nhất, đặc biệt là việc chăn thả gia súc chiếm 26 phần trăm đất trên cạn ở mặt Địa Cầu, và việc sản xuất thức ăn gia súc chiếm khoảng một phần ba tổng số diện tích đất canh tác. Bản báo cáo còn tiết lộ là việc bành trướng đất chăn thả cho ngành chăn nuôi là yếu tố then chốt trong nạn phá rừng, nhất là tại Châu Mỹ La Tinh. Khoảng 70 phần trăm khu rừng rậm trước đây trong vùng Amazon hiện nay được dùng làm đồng cỏ, và trồng thức ăn gia súc chiếm một phần rộng lớn của vùng còn lại. Hơn nữa, 70 phần trăm tổng số đất chăn thả trong các vùng khô ráo được xem là bị suy thoái, phần lớn là do việc chăn thả quá mức, đất nện và đất bị soi mòn do hoạt động chăn nuôi.

“Giải pháp tốt nhất dành cho tất cả chúng ta sẽ là trở thành trường chay.” – Yvo de Boer, Cựu Thư Ký Điều Hành Ủy Ban Khuôn Khổ về Biến Đổi Khí Hậu LHQ

Các Thí Dụ của Tác Dụng Dinh Dưỡng trên Đa Dạng Sinh Học: Nạn Phá Rừng và Sự Suy Sụp của Hệ Sinh Thái ở Biển

Sự sản xuất/tiêu thụ gia cầm chịu trách nhiệm cho 80% nạn phá rừng ở Amazon

Bản Thẩm Lượng Hệ Sinh Thái Thiên Niên Kỷ, bản thẩm định khoa học quốc tế liên hệ đến công trình của trên hơn 1.360 chuyên gia, đã xác định các nguyên nhân quan trọng nhất về sự thất thoát đa dạng sinh học là sự thay đổi môi trường sống (chủ yếu do việc sử dụng đất tạo ra), việc khai thác quá mức, việc mang vào các loài không ở bản xứ, nạn ô nhiễm và biến đổi khí hậu, với việc sản xuất chăn nuôi đóng góp một cách đáng kể cho từng yếu tố này và tạo ra tác dụng to lớn nhất về các thay đổi trong việc sử dụng đất.

Trong giọng điệu khiển trách hơn, bản báo cáo Greenpeace năm 2009 Sát Sinh Amazon đã nhấn mạnh cách lãnh vực gia cầm ở Amazon Ba Tây chịu trách nhiệm cho 14 phần trăm nạn phá rừng hằng năm trên thế giới. Chính phủ Ba Tây được trích lại trong đó khi tuyên bố, “Gia cầm chịu trách nhiệm cho khoảng 80 phần trăm tổng số nạn phá rừng” trong vùng Amazon. Cách tiêu thụ quá mức như vậy cho thấy đã khiến cho nhiều chủng loại bị  mất đi nguồn thực phẩm, cũng như nạn phá rừng kinh niên và việc bành trướng của các vùng mất dưỡng khí trong Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nhiệt đới.

Hệ sinh thái hải dương: tránh suy sụp hoàn toàn vào năm 2048 bằng thức ăn chay

Nhiều người suy nghĩ một cách nhầm lẫn là bằng cách chuyển đổi thức ăn của họ từ thịt qua cá thì họ có thể tránh được sự nguy hại về môi sinh và sức khỏe liên quan với việc ăn thịt. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm nguy hiểm, vì nếu như đất đai bị nguy hiểm thì đại dương sẽ bị nguy kịch nhiều hơn. Bằng sự so sánh, 30 phần trăm các loài động vật trên đất đã tuyệt chủng kể từ thập niên 1970, nhưng trong cùng thời gian đó 91 phần trăm cá ở đại dương đã  giảm mất một nửa, còn 45 phần trăm thì một là gần như hoặc hoàn toàn biến mất.

Sự mất mát của đới sống hải dương đã được ước tính sẽ làm hủy hoại khả năng đại dương duy trì phẩm chất nước và hồi phục khỏi sự xáo động. Các khoa học gia ước tính là khuynh hướng hiện thời đang đưa chúng ta đến sự suy sụp hoàn toàn của kỹ nghệ đánh cá toàn cầu vào năm 2050. Chăn nuôi thủy sản không là giải pháp nữa, vì điển hình là cần phải sử dụng một đến hai ký cá bắt ngoài biển để nuôi lớn một ký cá nuôi trong trại, tạo cho giống cá nói sau thành loài ăn thịt nhân tạo trong các đại dương.

Dinh Dưỡng Chay Bảo Vệ Đa Dạng Sinh Học Ít Nhất 60%

Nghiên cứu mới: không dinh dưỡng thịt nào sẽ ngăn ngừa được trên 60% thất thoát về đa dạng sinh học [MSA]

Trong bản báo cáo UNEP mới được yêu cầu bởi Cơ Quan Thẩm Định Môi Sinh Hòa Lan (PBL) có tựa đề Suy Nghĩ Lại Chiến Lược Đa Dạng Sinh Học Toàn Cầu đã khảo sát các thay đổi về cơ cấu trong việc sản xuất và tiêu thụ để giảm bớt sự thất thoát đa dạng sinh học. Cuộc nghiên cứu đã thẩm định tám sự chọn lựa để giải quyết vấn đề này, như là việc giảm bớt nạn phá rừng, thay đổi dinh dưỡng, và giảm bớt việc đánh cá. Bản báo cáo là một phần trong sáng kiến của UNEP, Kinh Tế của Hệ Sinh Thái và Đa Dạng Sinh Học (TEEB).

Chiến lược hùng hậu nhất cho việc giảm bớt và ngăn ngừa sự suy giảm đa dạng sinh học được thấy là việc đổi sang dinh dưỡng không thịt. Sự thay đổi được tính toán như là khởi sự từ năm nay (2010) và tiếp tục đến năm 2030, sau đó sẽ duy trì không thay đổi cho đến năm 2050, với việc đạm tố thịt được thay thế bằng nhiều đạm tố chay khác nhau.

Bản báo cáo cho biết:

“Việc tiêu thụ bớt thịt có thể dẫn đến sự giảm sút lớn trong lãnh vực nông nghiệp toàn cầu,” và “sự giảm sút trong việc sử dụng đất do loài người gây ô nhiễm sẽ có lợi nhiều cho đa dạng sinh học.” Bản báo cáo còn cho thấy là “sự chuyển đổi qua thức ăn dùng ít thịt có thể mang lại nhiều lợi ích bao gồm sự mất mát đa dạng sinh học giảm bớt từ sự chuyển đổi đất đai và có thể đóng góp một cách đáng kể cho giảm thiểu biến đổi khí hậu.”

Điều kinh ngạc nhất là cuộc nghiên cứu cho thấy là biến thể thức ăn “không thịt,” bao gồm các sản phẩm làm từ sữa và do đó có thể được xem như là bảo thủ (thấp hơn) hơn con số dành cho thức ăn hoàn toàn chay, sẽ giảm bớt sự thất thoát mức phong phú loài trung bình (MSA) bằng 4 điểm theo tỷ lệ bách phân; nói cách khác, thức ăn không thịt sẽ giảm bớt sự mất mát đa dạng sinh học trên 60%.

LHQ: “Giảm bớt thịt để bảo vệ đa dạng sinh học”

Lời kêu gọi chuyển đổi từ sản phẩm thịt để giảm thiểu thiệt hại môi sinh và làm lợi ích cho địa cầu không phải là điều mới mẽ. Kỹ nghệ chăn nuôi từ lâu đã được LHQ công nhận là nguyên nhân rất lớn của sự mất mát đa dạng sinh học. Gần đây hơn là vai trò của ngành chăn nuôi trong sự thất thoát đa dạng sinh học và nhiều hệ quả về môi sinh chủ yếu khác đã đưa đến lời kêu gọi của LHQ về các sự thay đổi trong chính sách chính phủ.

Cuốn Triển Vọng Đa Dạng Sinh Học Toàn Cầu 3 của Hội Nghị LHQ về Đa Dạng Sinh Học (UNCBD), được phát hành và tháng Năm năm 2010, đã mạnh mẽ khuyến cáo việc giảm bớt sản xuất và tiêu thụ thịt, nhấn mạnh nhu cầu lấy đi hay “[tránh] các khoản trợ cấp ngoan cố để giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên không bền vững và việc tiêu thụ lãng phí,” trong việc tham chiếu về các nguyên nhân cơ bản và nguyên do gián tiếp về sự suy giảm đa dạng sinh học, bao gồm ngành chăn nuôi. Điều này hậu thuẫn cho lời bình luận sau đây của Tiến Sĩ Rajendra Pachauri, Chủ Tịch Ủy Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu Liên Hiệp Quốc:

“Trợ cấp [chăn nuôi] của chính phủ cần phải được xóa bỏ, vì rõ ràng là họ đưa quý vị vào hướng sai lầm, họ tạo ra điều kiện mà từ đó ngoại cảnh hay các tác dụng bên ngoài, như việc thải ra khí nhà kiếng, chỉ tăng thêm… Các chính phủ cần phải nhìn vào điều này một cách khách quan và tổng thể, cả về mặt lợi ích môi sinh và lợi ích tài chánh mà rõ ràng sẽ gia tăng nếu các khoản trợ cấp này được xóa bỏ càng nhanh càng tốt.”

Bản báo cáo UNCBD còn khuyến khích thêm việc phổ biến các ưu đãi thị trường để khích lệ sự lựa chọn thức ăn lành mạnh hơn và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên tốt đẹp hơn, kết luận,

“Việc giảm bớt áp lực từ sự thay đổi trong cách sử dụng đất ở miền nhiệt đới là điều rất cần thiết, nếu muốn giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực do sự mất mát đa dạng sinh học trên cạn và các dịch vụ sinh thái liên hệ. Điều này đòi hỏi sự phối hợp các biện pháp, bao gồm…việc điều hòa sự tiêu thụ thịt quá mức và lãng phí.”

Đèn xanh cho việc ăn uống xanh: thay đổi dinh dưỡng và thuyết môi sinh

Các tổ chức môi sinh quốc tế lớn cũng công nhận nhiều hệ quả sinh thái tiêu cực của việc sản xuất chăn nuôi đều có thể tránh được qua sự lựa chọn tập thể và cá nhân. Thí dụ, Vicki Hird thuộc Bạn Bè ở Địa Cầu – Anh Quốc, Wales và Miền Bắc Ái Nhĩ Lan cho biết là sự thất thoát đa dạng sinh học

“là do hành vi của con người, bao gồm cách chúng ta ăn uống…Các chính phủ cần phải hành động để bảo vệ sự đa dạng sinh học thiên nhiên cần yếu ở thế giới; bằng cách giúp chúng ta cắt giảm các sản phẩm đang dẫn đến sự hủy hoại rừng và các môi trường sống khác. Điều này có nghĩa là việc thông qua một đạo luật mới để giảm bớt tác dụng của thịt và kỹ nghệ sản phẩm làm từ sữa.”

Greenpeace và Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới cũng đang phổ biến thông tin rằng lối dinh dưỡng có thể là công cụ mạnh mẽ mà mỗi người có thể dùng để ảnh hưởng địa cầu theo cách hủy hoại hay xây dựng. Tuy nhiên đa số công chúng vẫn không ý thức là sự thay đổi dinh dưỡng có thể đưa đến sự lợi ích sinh thái rất lớn. Và tình trạng này càng sớm thay đổi, thì đa dạng sinh học sẽ càng hồi phục nhanh hơn.

Kết luận: Sự Khẩn Cấp của Cơ Hội

“Chúng ta biết điều gì cần phải làm. Chúng ta biết điều gì hữu hiệu.”

Thuyết trinh vào ngày 21 tháng Năm năm 2010, Ngày Quốc Tế Đa Dạng Sinh Học, Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon đã nhấn mạnh sự khẩn cấp trong việc duy trì hệ sinh thái hầu có thể duy trì sự sống, và rằng giải pháp đang ở trước mắt, chỉ cần chúng ta quyết chí thực hiện mà thôi.

“Chúng ta hãy suy ngẫm về căn nguyên gốc rễ của sự suy giảm đa dạng sinh học và hành động ngay để chặn đứng. Hãy điều chỉnh các chính sách và cách tư duy để phản ảnh giá trị thật sự của các chủng loài và môi trường sống. Chúng ta biết cần phải làm điều gì. Chúng ta biết điều gì hữu hiệu. Không thể trì hoãn thêm nữa. Bây giờ là lúc phải thực hành.”

Chất Bổ Dưỡng Không Thịt: thế giới bền vững cho tất cả

Để kết luận, kỹ nghệ chăn nuôi và việc tiêu thụ rộng rãi thực phẩm dựa trên động vật  là một trong các động lực quan trọng nhất dẫn đến sự thất thoát đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, nạn phá rừng, thức ăn và thức uống mất an toàn cùng sự suy sụp hệ sinh thái hải dương. Tuy nhiên, qua sự thực thi các biện pháp nhanh chóng và tiến bộ, sự quân bình sinh thái của Địa Cầu có thể được hồi phục và Các Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ Liên Hiệp Quốc đều có thể đạt được. Hơn nữa, những người chọn tiêu thụ thực phẩm chay thì thường là khỏe mạnh hơn và cảm thấy tự tin là lối dinh dưỡng của họ vừa bổ dưỡng, vừa đẩy mạnh việc duy trì đời sống và đa dạng sinh học toàn cầu. Mỗi bữa ăn thuần chay được chọn thay thế cho bữa ăn dựa trên thịt hay chất làm từ sữa sẽ góp phần mang lại một địa cầu bền vững, lành mạnh cho tất cả các đồng cư. Qua viễn ảnh mới hỗ trợ cho việc xóa các khoản trợ cấp liên hệ đến chăn nuôi, việc khởi sự nền giáo dục có ảnh hưởng sâu rộng và nhiều sáng kiến thông tin công cộng cùng các chương trình kinh tế xã hội khác, thì sự thay đổi về nhận thức sẽ được ảnh hưởng, nền văn minh có thể tồn tại, và các thế hệ tương lai có thể sống khỏe mạnh hơn trong một môi trường quân bình.

Hội Bảo Tồn Thế Giới là tổ chức phục vụ như là nguồn thông tin khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu để giúp tạo điều kiện thuận tiện cho pháp luật và chính sách có lợi nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và các tác dụng tàn khốc của nó.

Để biết thêm thông tin hay phần tham khảo về bản báo cáo, hãy xem Hội Bảo Tồn Thế Giới, trang mạng : www.worldpreservationfoundation.org