Nhóm Cứu trợ Formosa tường trình (Nguyên văn tiếng Trung Hoa)
Trong một thời gian dài, trên hơn 300.000 người Rohingyas tại Myanmar đã bỏ trốn qua nước láng giềng Bangladesh để tìm nơi trú ẩn. Vào năm 2015, khoảng 32.000 người Rohingyas đã được đăng ký và sống trong các trại tỵ nạn chính thức ở Bangladesh, đa số những người ở đó vẫn là người tỵ nạn chưa đăng ký. Để cung cấp sự trợ giúp cho những người hoạn nạn theo như chỉ thị của Thanh Hải Vô Thượng Sư, các hội viên trong Hội chúng tôi ở Formosa đã lập ra nhóm cứu trợ rồi bay đến Bangladesh vào ngày 05 tháng 12 năm 2016, với số tiền 18.000 Mỹ kim do Sư Phụ cung cấp và số tiền 2.344 Mỹ kim từ các Trung tâm ở Formosa đóng góp. Mặc dầu chúng tôi đã được thông báo lúc đó là chính phủ Bangladesh sẽ không cho phép đoàn thể, tổ chức quốc tế nào hay vật dụng gì được vào trong các trại, nhưng chúng tôi biết Thượng Đế sẽ có sự an bài tốt đẹp nhất và sẽ không xảy ra vấn đề gì.
Sau khi đến Chittagong vào ngày 07 tháng 12, chúng tôi đã thảo luận thêm với các hôi viên trong Hội ở địa phương về kết quả của việc tiếp xúc các viên chức chính phủ và việc đi mua các món đồ cứu trợ. Chúng tôi còn biết là có khoảng 83.000 người tỵ nạn theo thống kê chính thức và con số người tỵ nạn đang tăng lên. Vì vậy nên chúng tôi đã quyết định đi mua nhiều vật dụng cứu trợ, gồm 5.000 kí lô gạo, 1.000 sari, 1.000 kí lô dầu ăn, 5.000 kí lô khoai tây và 1.000 kí lô đậu lăng. Chúng tôi dự định bỏ bao các món đồ cứu trợ vào trong 1.000 bao.
Trong lúc chúng tôi đang thảo luận thì một Hội viên ở địa phương đã nhận được điện thoại từ một người bạn, ông Masud, người đã thông báo cho chúng tôi biết là các cuộc thảo luận với nhân viên chính phủ đã có kết quả thần kỳ và các quản lý trại do chính phủ chỉ định sẵn sàng bỏ thì giờ để gặp chúng tôi nhằm thảo luận các vấn đề liên hệ đến trại tỵ nạn. Thì ra là đơn vị chính phủ phụ trách trước đó đã lên mạng thông tin toàn cầu để kiểm tra và biết rằng Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đã làm rất nhiều công tác từ thiện ở Bangladesh, đó là lý do họ sẵn sàng gặp chúng tôi.
Vào sáng ngày 08 tháng 12, chúng tôi đi đến kho hàng nơi các món đồ cứu trợ đang được đóng bao và nói lời khích lệ cho các nhân viên đang làm việc ở đó. Chúng tôi còn đề nghị với các hội viên Hội địa phương chúng tôi trả lương nhân viên làm việc nhiều gấp đôi số tiền lương bình thường của họ để cảm tạ tấm lòng tận tụy vô vị kỷ mà họ dành cho Allah, dành cho Thượng Đế và dành cho các anh chị em của mình.
Sau đó chúng tôi đã lái xe đến Cox’s Bazar, miền nam Chittagong, để gặp ông Shalimullah, ông King và ông Rumman Chowdhury, quản lý các trại tỵ nạn theo thứ tự Gumdum, Dakshin Nhila và Kutupalong. Vào lúc đầu cuộc thảo luận, họ đã đồng ý giúp phân phát các món đồ cứu trợ cho người tỵ nạn một cách riêng tư. Trong lúc chúng tôi trò chuyện vui vẻ thì họ đã cho phép chúng tôi vào trong trại tỵ nạn Kutupalong và ở lại trong 20 phút, nhưng chúng tôi không thể đi phát thẳng vật liệu cứu trợ. Chúng tôi biết rất rõ rằng đó là phép lạ khác của Thượng Đế, vì các tổ chức cứu trợ quốc tế thường không được phép vào trong các trại tỵ nạn.
Chúng tôi quyết định đi thẳng vào trong trại tỵ nạn Kutupalong ngày kế tiếp. Vật dụng cứu trợ đã được giao cho ba người họ hàng của các hội viên Hội địa phương chúng tôi, đã đến trại qua đêm bằng chiếc xe tải. Trong lúc đang đợi vật dụng cứu trợ chuyển qua ba chiếc xe tải, thì hai trẻ em đã đến cho chúng tôi biết chúng là anh em và các em không thể đi học được, đừng nói gì đến chuyện mua giày, vì cha các em đã qua đời. Chúng tôi bèn yêu cầu người thông dịch viên đưa hai em đến tiệm gần đó để mua giày. Cô gái nhỏ cầm tay người thông dịch viên rồi lúc nào cũng gọi cô là “chị” bằng tiếng Bengali trên đường đến tiệm. Cuối cùng thì mỗi em đã lấy một đôi giày. Khi hai em từ tiệm trở về, sự hài lòng biểu lộ trên khuôn mặt các em, điều mà chúng tôi sẽ không bao giờ quên, đã khiến chúng tôi xúc động đến rơi nước mắt.
Sau khi vật dụng cứu trợ đã được chất lên ba chiếc xe tải cho ba trại tỵ nạn Gumdum, Dakshin Nhila và Kutupalong thì chúng tôi đi ngay để gặp ông Chowdhury, người đã đưa chúng tôi đi thẳng đến trại tỵ nạn ở Kutupalong nơi trẻ em chạy theo chúng tôi dọc theo đường. Ông Chowdhury cho chúng tôi biết là người tỵ nạn đã bắt đầu vào ở trong trại Kutupalong 10 năm về trước, nên trại đã được chia ra làm hai khu vực ở trên và ở dưới. Người tỵ nạn lâu năm thì sống trong các căn nhà ở khu vực trên, được xây cất một cách chắc chắn hơn vì chính phủ có thể cung cấp vật liệu cho người tỵ nạn để xây các ngôi nhà ở tạm thời. Tuy nhiên, vì có quá nhiều người tỵ nạn mới nên vật liệu xây cất không còn được cấp nữa. Vì vậy nên người tỵ nạn mới đã ở trong các chòi tre tạm thời với mái nhựa rất đơn giản.
Vì con số người tỵ nạn gia tăng nên không có đủ các món đồ cho người mới đến. Kết quả là người tỵ nạn có ít nguồn lợi sinh sống hơn. Đây là lý do sau vài lần thảo luận và phối hợp, ban quản lý ba trại đã quyết định gửi thêm vật liệu cứu trợ đến cho khu vực ở dưới của trại Kutupalong. Chúng tôi đã cung cấp 250 bao các món đồ cứu trợ cho trại tỵ nạn Gumdum, 200 bao các món đồ cứu trợ cho trại tỵ nạn Dakshin Nhila và 550 bao các món đồ cứu trợ cho trại tỵ nạn Kutupalong.
Trên đường về lại xe, chúng tôi thấy một tiệm tạp hóa nhỏ nằm bên đường. Thấy mọi đứa trẻ trong trại đang chạy theo, nên chúng tôi mới yêu cầu ông Chowdhury vào mua tất cả đồ ăn vặt thuần chay trong tiệm tạp hóa rồi đưa hết cho các em.
Vào ngày 10 tháng 12, sau khi hoàn tất việc sắp xếp vật phẩm, chúng tôi dự định đi chuyến bay vào buổi trưa để về lại Formosa. Bỗng nhiên, chúng tôi nhận được điện thoại từ ông Chowdhury, cho biết là ban quản lý ba trại đã đồng ý cho phép các Hội viên địa phương chúng tôi được cùng vào các trại tỵ nạn với nhân viên hành chính để phân phát vật dụng cứu trợ vào ngày 12 tháng 12. Chúng tôi có nhận được hình ảnh của một Hội viên địa phương tham gia các hoạt động cứu trợ vào ngày đó. Anh đã truyền đạt lòng biết ơn của người tỵ nạn bày tỏ đến Thanh Hải Vô Thượng Sư và Hội Quốc tế của Ngài.
Sự kiện này một lần nữa đã cho chúng ta thấy là tình thương vô biên của Thượng Đế có thể tạo ra nhiều phép lạ, biến điều bất khả thi thành khả thi. Khi chúng tôi sắp rời buổi họp với ba người quản lý trại, thì họ đã yêu cầu chúng tôi cùng nắm tay với họ, noi theo truyền thống của họ xin thề với Allah là họ sẽ đích thân đi giao hết tất cả vật dụng cứu trợ cho từng người tỵ nạn một. Tấm lòng vô vị kỷ và tận tâm của họ để làm việc cho Allah đã làm mỗi người trong chúng tôi vô cùng xúc động.
Chúng tôi đã tặng cho họ các tấm huy chương mà chúng tôi đã đặc biệt làm cho họ để cám ơn ba vị sứ giả vĩ đại của Allah này. Chúng tôi biết Sư Phụ lúc nào cũng âm thầm gia trì cho chúng tôi với tình thương trong mỗi công tác. Cầu mong thế giới thuần chay sẽ sớm đến và tất cả loài người cùng mọi chúng sinh đều có thể cùng chung sống một cách hạnh phúc và an bình giống như trong một gia đình.
Kinh phí của Thanh Hải Vô Thượng Sư và Hội Quốc tế của Ngài dành cho Công tác Cứu trợ Người Tỵ nạn tại Bangladesh, Ngày 05 đến 12 tháng 12 năm 2016
Chi tiết | Số tiền (BTD) | Biên nhận |
Thực phẩm (5.000 kí lô gạo, 1.000 kí lô dầu ăn, 5.000 kí lô khoai tây, 1.000 kí lô đậu xanh) và quần áo (1.000 tấm Sari) | 1.458.000 | A |
Chuyên chở (lương cho tài xế và chi phí thuê xe tải), quà, huy chương, kẹo, bao nhựa và túi đựng đồ cho việc phân phát đồ cứu trợ, tiền lương trả cho người địa phương giúp đóng bao. | 169.500 | B |
Tổng cộng | 1.627.500 BTD (20.344 Mỹ kim) |
Chi phí đi lại của nhóm cứu trợ với số tiền 3.938 Mỹ kim đã được các Trung tâm Hội chúng tôi chi trả.
Trao tặng Huy chương cho Ba Quản lý Trại Tỵ nạn
Nội dung tấm Huy Chương: Sự gia trì của Thượng Đế là trên cả vinh quang huy hoàng. Cám ơn tấm lòng lương thiện và sự tận tụy vô vị kỷ của quý vị dành cho Allah để chăm sóc các anh chị em chúng ta. Với tình thương và ân phúc của Vô Thượng Sư Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư Ăn Thuần Chay, Tạo Hòa Bình |
Đóng gói và Phân phát Các Món đồ Cứu trợ
Trại Tỵ nạn Kutupalong